Triết lý của Bonsai (21/02/2012 03:04:17)

Chúng ta thử lấy ví dụ sau đây: trong một tuồng hát Nhật Bản, một nam diễn viên đóng vai một phụ nữ. Ta gọi hắn là Oyama. Khán giả biết vai ấy là một nam diễn viên nhưng anh ta đã diễn xuất giống như một phụ nữ. Đó là một nghệ thuật. Điều này có thể cũng đúng với nghệ thuật Bonsai.


Những ý kiến sau đây không nhằm giải thích ý nghĩa triết lý sâu sắc của nghệ thuật Bonsai, vốn là một lãnh vực và một tình huống mà thậm chí các bậc thầy có xu hướng trình bày bằng nhiều cách khác nhau.
 

Điều quan trọng ở đây là gợi lên một ý niệm tổng quát để tìm hiểu và nhận định về sự hữu ích của nghệ thuật Bonsai. Đi sâu vào một cuộc tranh luận triết học và tôn giáo phức tạp là một việc làm phiên lưu cũng giống như lấy thước dây mà đo chiều rộng của vũ trụ.
 

Dầu vậy, nếu ta muốn tìm hiểu Bonsai tới một chiều sâu nào đó, thì cũng cần tìm cách nắm bắt được một số sự kiện vượt xa hơn “cây kiểng và cái chậu”:
 

1-Nguồn gốc Bonsai là từ Trung Quốc nhưng phát triển chủ yếu là ở Nhật, nơi mà một số giá trị thẩm mỹ, triết lý và tôn giáo đã có từ lâu, thể hiện qua sở thích tinh luyện thành nét đơn sơ và tinh túy nhất;
 

2-Shinto là một tôn giáo, một triết lý và là một tín ngưỡng của dân tộc Nhật, mà nét tinh hoa sâu sắc nhất là sự hòa hợp với thiên nhiên;
 

3-Triết lý Thiền với các khái niệm cơ bản Wabi, Sabi kết hợp với Kami làm thành bộ ba gây cảm hứng cho nghệ thuật Bonsai.
 

Kami- đồng nghĩa với “thần linh”- có thể định nghĩa như là tinh thần hoặc động lực bên trong của sự việc, cácc phẩm vật do con người tạo ra, các biến cố tự nhiên và dĩ nhiên là cây cỏ nữa, bởi lẽ các thứ này đều có thể là nguồn của hầu hết mọi cảm hứng tôn giáo.
 

Wabi là ý thức ề sự hài hòa nội tâm, hạnh phúc và thỏa mãn mà chúng ta có thể trải qua bằng cách suy nghiệm về sự bao la của thiên nhiên. Wabi hàm chứa khái niệm về sự nhẫn nhục, từ tốn khi phải đối đầu với thiên nhiên, khái niệm chấp nhận các biến cố tự nhiên. Một quan niệm như thế không đặt con người vào trung tâm của vũ trụ, mà xem con người như là một phần ở trong thế quân bình với vũ trụ.
 

Sabi là thú vui sở hữu, chăm sóc và yêu thích các sự vật đã được con người biến đổi, yêu thích thiên nhiên và sự trôi qua của thời gian. Sabi cũng tượng trưng cho sự giản dị, khắc khổ và tôn nghiêm.

KYUZO MURATA, một bậc thầy có uy tín hàng đầu ở Omiya (làng Bonsai ở Nhật), người đã nhiều năm giữ nhiệm vụ bảo trì bộ sưu tập Bonsai của Hoàng đế Nhật bản, đã giải thích rõ ràng về các khái niệm Wabi và Sabi trong thế giới Bonsai như sau:
 

“Tôi nghĩ là các cảm xúc này có giá trị phổ quát mà mỗi người chơi cây kiểng Bonsai đều ít nhiều có lưu ý đến. Hơn nữa, tôi vẫn nghĩ là nếu đã có một phương pháp gây hứng thú và chăm sóc cây được thừa nhận trongmột thế giới mà sự tiêu thụ được xem như là một cung cách sống; thì đó là một điều hay. Phải chăng đó là một hình thức phản đối lại mối tương quan ngày càng xa vời giữa chúng ta và thiên nhiên?
 

Trong một thế giới sống vội vã, việc trồng cây Bonsai có thể dạy cho chúng ta rằng sự mất kiên nhẫn thường dẫn đến thất bại, và các hiện tượng thiên nhiên như hạn hán, mưa, tuyết, giá băng vẫn còn là một phần và là một mảnh đời của chúng ta, có thể ngăn cản chúng ta thực hiện những ý đồ và những kế hoạch của mình. Chăm sóc một cây, hiểu được các cơ chế và các nhu cầu của no cũng có thể khiến ta ý thức được là sự sống còn của chúng ta tùy thuộc vào cây cỏ. Sự tạo ra một cây Bonsai là một cách nhắc nhở thường xuyên và tuyệt diệu cho chúng ta rằng: thiên nhiên không phải là đầy tớ của con người.
 

Không thể xem Bonsai như là một cảnh trí được phác họa lại, hay hình chụp một cảnh tượng được trình bày theo ba chiều. Đồng ý là ta dùng thiên nhiên làm đối tượng, nhưng mục đích phải là một phác họa đã được “tinh chế” nhưng mục đích phải là một phác họa đã được “tinh chế” và “cắt tỉa” trong trí trước khi ta bắt đầu sáng tạo. Chỉ khi ấy ta mới có thể xem no là một nghệ thuật được. Bonsai có thể được định nghĩa như là một sự hòa hợp giữa thiên nhiên và nghệ thuật.
 

Mục đích của Bonsai là nháy lại thiên thiên. Thiên nhiên biểu lộ sự vĩnh cửu trong một xu thế vận động rất chậm, và Bonsai chứng minh cho quan niệm này về qui trình vận động của thiên nhiên. Bonsai như thế thì không thể nào không bước vào thế giới Wabi và Sabi đã nói ở trên.
 

Wabi là một trạng thái tinh thần hoặc một chỗ, hoặc một khung cảnh trong một nghi thức nào đó. Đó là một cảm tưởng thật đơn sơ, trầm lặng nhưng trang nghiêm. Sabi là sự đơn sơ và trầm lặng cảm nhận từ một sự vật gì đó đã già, đã quen thuộc và đã được sử dụng nhiều lần. Bạn hãy thử tưởng tượng mình đang ngắm cảnh vườn đá Ryoanji ở Kyoto vào buổi hoàng hôn, một ngày cuối thu, dưới cơn mưa phùn... sau đó bạn nhắm mắt lại và suy nghiệm. Có thể bạn không nghĩ đến điều gì cả, nhưng đầu óc và tâm hồn bạn tràn ngập một niềm vui sướng và hài lòng nào đó. Cảm giác đó chính là Wabi.

Tôi tin chắc là mục đích tối hậu của việc tạo ra Bonsai là tạo ra cảm giác Wabi hoặc Sabi này trong Bonsai. Tôi không có đủ kiến thức để giải thích cái tinh túy của Wabi hay Sabi nhưng tôi nghĩ là tinh túy của triết lý là tìm sự thật, đức hạnh và thẩm mỹ; mà những điều này đúng là tinh túy của Bonsai.
 

Cảm giác Wabi hay Sabi là cái gì gần như là khắc hỷ hay kiên nhẫn, có thể dẫn ta đến Thiền của Phật giáo. Các điều này không phải dễ cảm nhận: đó là một cái gì đó có kỷ luật, thầm lặng nhưng nghiêm khắc. Đó là cảm giác thông thường ở những người rất thành tín và những người tạo Bonsai. Theo tôi, cảm giác ấy là tình yêu, yêu cây cỏ, yêu con người.
 

Bonsai không phải chỉ là kỹ thuật đơn thuần. Nó là một nghệ thuật kỳ lạ qua đó ta có thể tạo ra một cảm giác thực tiễn về thiên nhiên bằng cách sử dụng và thao tác với các cây, đá, khay hoặc chậu.... trong một thời gian dài. Mỗi cây Bonsai là một tác phẩm độc đáo; không có hai tá phẩm Bonsai nào giống nhau. Bạn cũng không bao giờ hoàn tất hoặc chấm dứt công việc tạo ra một tác phẩm Bonsai mà vẫn tiếp tục mãi mãi.
 

Trong nghệ thuật Bonsai, không có trường phái đặc biệt nào dạy kỹ thuật như trong nghệ thuật cắm hoa. Đó là vì chúng ta phải bảo tồn đời sống của cây một cách thường trực. Hạn chế kyx thuật Bonsai ở một thể cách nào đó thì kể như là không biết đến inh lý của cây. Nếu bạn tìm cách gò bó cây theo một thể cách nào đó do bạn nghĩ ra cho một cây mà không kể đến bản chất của nó thì có thể bạn sẽ làm cho cây chết. Sinh lý của cây có giới hạn; bạn cần biết sự hạn chế đó khi tạo Bonsai.
 

Không kể những cây ở ngoài đồng hoặc trong rừng, những cây Bonsai ở trong khay hoặc trong chậu cũng là những cây sống lâu năm nhờ sự chăm sóc và nâng niu của bạn; chúng chia sẻ những nỗi vui buồn của bạn. Một cây anh đào trong thiên nhiên sống được 120 tuổi nhưng những cây anh đào làm Bonsai già hơn nữa không phải là hiếm. Một cây Bonsai đã có một đời sống lâu hơn đời sống của bạn hẳn là phải làm cho bạn kính nể.
 

Ai đã dấn thân vào nghệ thuật Bonsai đều đã có nắm vững được các kỹ thuật tạo một cây Bonsai ở thế đứng, thé nghiên hoặc thác đổ.. nhưng khi nói đến Nebarri- kỹ thuật sắp xếp hệ rễ và nhánh – thì bạn mới vỡ lẽ rằng không phải luôn luôn giống như đã được chỉ dạy. Tôi đã ở trong ngành Bonsai 60 năm qua, mà tôi vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề hầu như là mỗi ngày, về sự bón phân, đất để trồng, tưới nước, đá, quấn dây đồng... Không thể nào lấy một quyết định nhanh chóng được; có khi phải mất nhiều năm mới đi đến một giải pháp. Vì thế, gần đây tôi mới đi đến kết luận là kỹ thuật thách thức nhất trong nghệ thuật Bonsai là biến một cây có vẻ không tự nhiên nhất thành một cây có vẻ tự nhiên nhất.
 

Chúng ta thử lấy ví dụ sau đây: trong một tuồng hát Nhật Bản, một nam diễn viên đóng vai một phụ nữ. Ta gọi hắn là Oyama. Khán giả biết vai ấy là một nam diễn viên nhưng anh ta đã diễn xuất giống như một phụ nữ. Đó là một nghệ thuật. Điều này có thể cũng đúng với nghệ thuật Bonsai.
 

Ở Trung quốc và Nhật bản có nghệ thuật viết chữ đựp. Có 3 cách căn bản để viết chữ Kanji, cũng giống như ở Phương Tây có hai cách căn bản để viết mẫu tự: viết chữ hoa và viết chữ thường. Tôi nghĩ là ta có thể áp dụng các biến ấy cho Bonsai. Khi bạn thửu phác họa lại một cảnh trí thiên nhiên, bạn có teher sử dụng chữ hoa hoặc chữ thường tùy ý bạn, bởi vì mục đích căn bản chỉ là một, nhưng phương pháp tiếp cận mục đích ấy thì khác nhau tùy người.
 

Nếu có cơ hội ngắm nhìn vườn đá Ryoanji, bạn chỉ cần đứng nhìn và chiêm ngưỡng,; nếu bạn cảm thấy mệt, hãy nhắm mắt lại. Tôi tin chắc là kinh nghiệm ấy sẽ giúp bạn hiểu Bonsai nhiều hơn nữa”.
 

Trích từ sách "Kỹ thuật Bonsai" - Lê Công Kiệt / Nguyễn Thiện Tịch
 

Phần tiếp theo: Lịch sử của Bonsai

Tags:   bonsai  

Nội dung liên quan: